Cách xây dựng mobile app năm 2023: 9 giai đoạn phát triển một ứng dụng di độngindustries-viCách xây dựng mobile app năm 2023: 9 giai đoạn phát triển một ứng dụng di động

Cách xây dựng mobile app năm 2023: 9 giai đoạn phát triển một ứng dụng di động

Đã một thập kỷ kể từ khi điện toán dựa trên ứng dụng đạt được thành công lớn và đến nay, quy trình này đã được tinh chỉnh thành một bộ quy tắc. Các ứng dụng sẽ có nhiều hướng phát triển khác nhau, nhưng nhìn chung, đây sẽ là phác thảo chung về các giai đoạn phát triển ứng dụng dành cho thiết bị di động.

1. Nghiên cứu ý tưởng 

Mọi ứng dụng đều bắt đầu như một ý tưởng khá đơn sơ, có thể ứng dụng của bạn cũng vậy . Bạn sẽ cần cân nhắc rất nhiều để biến những ý tưởng ban đầu thành hiện thực. Bước đầu tiên, bạn cần nghiên cứu hệ sinh thái ứng dụng hiện tại để xem ý tưởng của bạn đã có bên nào thực hiện chưa. Cho dù ý tưởng cho một ứng dụng có hay đến đâu, việc sao chép một sản phẩm hiện có và không nghĩ đến việc đổi mới, giải quyết vấn đề thông qua các giải pháp phát triển ứng dụng di động của mình sẽ là một bước đi khá tệ. 

Tiếp theo, bạn cần nghiên cứu thị trường. Bạn đã xác định thị trường cho ứng dụng di động của  mình chưa? Sản phẩm của bạn sẽ thu hút một thị trường lớn hay một nhóm tập trung? Nghiên cứu thị trường sơ bộ nên được thực hiện trước khi doanh nghiệp đầu tư thời gian và nguồn lực đáng kể vào việc xây dựng một ứng dụng có thể không bao giờ được công khai.

2. Xây dựng concept 

Một ý tưởng sơ sài sẽ chưa thể đưa vào thực hiện dự án. Vì vậy, doanh nghiệp nên dành nhiều thời gian để xây dựng khung concept cho ứng dụng của mình.. Hãy suy nghĩ về các chức năng mà ứng dụng của bạn cần, những gì bạn có thể thêm và làm sao để các tính năng đó hòa hợp với nhau. Có thể in ra bản phác thảo để có một quy trình công việc tuần tự. Hãy suy nghĩ thiết kế giao diện thân thiện với người dùng, hình dung về các nút bấm, màn hình và cách mà người dùng sẽ tương tác với chúng. 

Quá trình này được gọi là wireframe và nó tương đương với quá trình phát triển của một kiến trúc sư đặt ra các bản phác thảo sơ bộ về bản thiết kế của một tòa nhà. Ở giai đoạn này, doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện các thay đổi cơ bản nhất đối với ứng dụng của mình mà không cần quay lại và xây dựng lại các ý tưởng ban đầu. 

3. Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật của ứng dụng di động 

Sau khi bạn có phác thảo sơ bộ về ứng dụng, hãy kiểm tra tính khả thi về mặt kỹ thuật của thiết kế. Đây là lúc mà bạn và nhóm của bạn có thể phải đầu tư nhiều tiền và các nguồn lực khác. Các nền tảng khác nhau và thị trường khác nhau sẽ có các yêu cầu kỹ thuật riêng đối với ứng dụng, vì vậy bạn phải nghiên cứu để ứng dụng có thể tương thích với từng lĩnh vực.

Quá trình nghiên cứu và đánh giá này sẽ rất  hữu ích trong việc phát hiện những điểm yếu trong thiết kế sơ bộ và thực hiện các thay đổi trước khi phiên bản app sơ bộ được phát triển. Các nghiên cứu khả thi về kỹ thuật cũng có thể chỉ ra các cơ hội bao gồm chức năng bổ sung mà bạn có thể chưa nghĩ đến trong giai đoạn thiết kế ban đầu.

Để tận dụng tối đa nghiên cứu về tính khả thi, bạn có thể cân nhắc đến việc tuyển dụng một nhóm các nhà phát triển có kinh nghiệm để suy nghĩ về các tính năng mà ứng dụng sẽ có. Tạo mạng lưới quan hệ rộng nhất có thể bởi bất kỳ thành viên nào trong nhóm cũng có thể có thông tin về điều gì đó trong thị trường ngách của họ, điều này có thể quan trọng đối với thiết kế hoàn chỉnh của ứng dụng dành cho thiết bị di động của doanh nghiệp.

4. Phát triển phiên bản app sơ bộ

Khi các giai đoạn lập kế hoạch kết thúc, doanh nghiệp sẽ tiến đến bước phát triển phiên bản sơ bộ của ứng dụng. Ở giai đoạn này, ứng dụng không cần phải hoàn hảo nhưng các chức năng mà doanh nghiệp quan tâm nhất phải được xây dựng đầy đủ để thử nghiệm. Các phần của back-end nên đảm bảo hoạt động đủ tốt để chạy ít nhất một số chức năng, và phần lớn front-end phải đủ rõ ràng để sử dụng như bình thường.

Khi ứng dụng sẵn sàng để dùng thử, hãy đưa ứng dụng đến các cổ đông của doanh nghiệp để họ trải nghiệm. Nếu các nhà đầu tư ủng hộ dự án, đây được xem như là giai đoạn phù hợp để doanh nghiệp bạn gửi họ phiên bản đầu tiên. Điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn đang lên kế hoạch cho một vòng tài trợ khác, vì các nhà đầu tư thường ủng hộ nhiều hơn cho các dự án mà họ có thể tự mình nhìn thấy và chạm vào. Điều này sẽ giúp bạn có thể tận dụng bản chạy thử của app như một công cụ marketing.

5. Thiết kế giao diện

Doanh nghiệp nên thu hút càng nhiều phản hồi từ những người thử nghiệm ở phiên bản đầu tiên càng nhiều càng tốt, đặc biệt là về trải nghiệm của họ với giao diện của ứng dụng. Các nhận xét và phê bình từ các đối tác, khách hàng đầu tiên sử dụng ứng dụng dành cho thiết bị di động của bạn sẽ mang lại một góc nhìn mới mẻ và hướng dẫn phần lớn công việc thiết kế mà bạn thực hiện trong tương lai.

Ví dụ: nếu bạn đã lên kế hoạch cho ứng dụng có tính năng vuốt sang trái/vuốt sang phải để chuyển qua giữa các màn hình, thì ý tưởng đó có thể hoàn toàn phù hợp với bạn trong giai đoạn lập kế hoạch. Tuy nhiên, nếu bạn nhận được phản hồi rằng tính năng này khó hiểu, bạn vẫn có thời gian để thiết kế một giao diện khác trước khi sản phẩm này đến tay toàn thị trường. Hãy để thiết kế giao diện được định hướng bởi trải nghiệm và đề xuất cải tiến của người thử nghiệm.

6. Phát triển ứng dụng 

Nhân viên thiết kế sẽ làm việc với lập trình viên front-end để tạo nên một giao diện thu hút và hữu dụng. Còn các lập trình viên back-end sẽ tập trung phát triển database. Phát triển phần mềm là công việc khó khăn trong việc kết nối hai thành phần này để chúng hoạt động liền mạch với nhau. Sau khi tạo wireframe cho phần back-end và hoàn thiện phần front-end, lập trình viên sẽ code để kết nối chúng lại với nhau.

Hãy dành thời gian với giai đoạn này. Lập trình  là cốt lõi của ứng dụng và một số quyết định bạn đưa ra có thể hạn chế vĩnh viễn hoặc mở rộng tiềm năng cho ứng dụng dành cho thiết bị di động thông qua tất cả các phiên bản tiếp theo của nó.

7. Liên tục kiểm thử

Bạn nên bắt đầu kiểm thử phần thiết kế giao diện  sớm và kiểm thử  nó thường xuyên. Từ các nghiên cứu khả thi ban đầu cho đến thử nghiệm beta nâng cao mà doanh nghiệp bạn thực hiện với bản phát hành đầu tiên của ứng dụng, việc có cơ sở người thử nghiệm ở nước ngoài là vô cùng hữu ích để khai thác phản hồi của họ.

Cùng với đó, hãy cân nhắc việc phát hành phiên bản đã phát triển đầu tiên cho một lượng khán giả nhất định  gồm những người thử nghiệm tình nguyện và yêu cầu họ gửi bảng câu hỏi về trải nghiệm của họ theo định kỳ. Phản hồi này có thể giúp hướng dẫn các giai đoạn phát triển cuối cùng khi bạn thực hiện các chỉnh sửa đối với thiết kế cuối cùng. Các lỗi thường dễ sửa ngay từ đầu hơn là sau này trong sản phẩm hoàn chỉnh.

Khi đã sẵn sàng bắt đầu thử nghiệm ứng dụng của mình, hãy nhớ chia quá trình thành các nhiệm vụ riêng biệt. Ví dụ: bạn có thể có một nhóm chỉ kiểm tra kết xuất đồ họa trên mọi trang của giao diện, trong khi một nhóm khác chủ yếu tập trung vào cách ứng dụng cập nhật hoặc lấy dữ liệu. Nhóm thử nghiệm càng tập trung vào một chức năng cụ thể, bạn càng có nhiều khả năng nhận được phản hồi thực sự chi tiết mà bạn cần để tạo ra một ứng dụng tuyệt vời.

Hãy thử chia nhỏ ứng dụng thành từng chức năng cấu thành, chẳng hạn như bảo mật, thiết kế giao diện, khả năng tương thích với các ứng dụng khác, tốc độ và các tính năng khác. Khi các báo cáo lỗi xuất hiện, hãy nhớ khôi phục các bản vá của bạn để thử nghiệm thêm nhằm đảm bảo các giải pháp của bạn hoạt động tốt và không gây ra các lỗi mới, đây là vấn đề phổ biến đối với các ứng dụng dành cho thiết bị di động mới.

8. Ra mắt

Cách mà doanh nghiệp giới thiệu ứng dụng của mình có thể đóng vai trò quan trọng trong thành công cuối cùng của ứng dụng giống như bất kỳ bước nào trước đó. Hầu hết các ứng dụng đều thấy số lượt tải xuống tăng đột biến trong thời gian đầu triển khai, sau đó là số lượt mua giảm dần, vì vậy doanh nghiệp cần phải tạo ra tác động lớn ngay lập tức để đạt được mức tăng trưởng. 

Cùng với đó, hãy chọn ngày ra mắt và bắt đầu công bố trước trên phương tiện truyền thông xã hội. Không có quy tắc cố định nào về thời gian giới thiệu sản phẩm nên kéo dài bao lâu, nhưng nếu muốn đạt được sự cân bằng giữa việc có một chiến dịch tiếp thị quá ngắn không thu hút đủ sự quan tâm và một chiến dịch quá dài cho phép công chúng mất liên lạc với bạn, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia tiếp thị để xây dựng chiến lược marketing giới thiệu đa nền tảng.

9. Bảo trì ứng dụng

Việc ra mắt ứng dụng có thể khá đơn giản, nhưng đây thực sự mới chỉ là bước khởi đầu. Sau khi khởi chạy ứng dụng dành cho thiết bị di động của mình và các bài đánh giá bắt đầu xuất hiện, doanh nghiệp bạn cần đọc những lời chỉ trích phổ biến nhất và thực hiện các điều chỉnh phù hợp. Hãy xem công chúng nói chung như một nguồn tài nguyên tích cực để thử nghiệm và phát triển thêm các phiên bản trong tương lai của ứng dụng. Doanh nghiệp cần phải lập ngân sách phù hợp để cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng vì nhận thức của công chúng về sản phẩm có thể ảnh hưởng lớn đến việc triển khai ứng dụng trong tương lai.

Tạm kết

Đứng trước xu thế phát triển của khoa học công nghệ, chuyển đổi số đã trở thành yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp để giữ vững đà tăng trưởng trong các giai đoạn tiếp theo. Nếu Quý khách hàng đang tìm kiếm một đơn vị phát triển phần mềm chuyên nghiệp, Arcanic Tech là một lựa chọn đáng tin cậy.

Arcanic Tech tự hào là công ty công nghệ với các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm đã từng phát triển các phần mềm cho Viettel Post, Thu Cúc, Amanotes, EOS.VN, Topica, Race Jungle, Trixigo,…. và đặc biệt đã triển khai thành công nhiều sản phẩm ứng dụng AI cho doanh nghiệp. Vì vậy chúng tôi tự tin có thể tư vấn và mang lại cho Quý khách hàng những giải pháp công nghệ tối ưu nhất với quy trình làm việc chuyên nghiệp.  

Để được tư vấn phát triển phần mềm, Quý khách vui lòng gọi số HOTLINE: 0326105880 hoặc ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY

Copyright © 2021. All Rights Reserved By Arcanic